Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

Chia sẻ nhanh chức năng cơ bản của một số loại mũ bảo hiểm

Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu đi phượt, đi tour của anh em mô tô, các hãng sản xuất mũ bảo hiểm cũng cho ra đời nhiều loại mũ FF có chất lượng tốt đồng thời vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ cao, trọng lượng nhẹ (khoảng 1kg) chứ không đến nỗi quá to và cồng kềnh.

Đây là loại mũ rất cần thiết cho những ai đi xe phân khối lớn vì nó giúp cho người lái không bị gió táp vào mặt gây mệt mỏi, buồn ngủ, dễ gây ra tai nạn và cũng an tâm mà… chạy nhanh hơn. Bình thường nếu bạn đang chạy với tốc độ cao khoảng 100km/h nhưng không đội mũ FF, chắc chắn là “nước mắt nước mũi tùm lum”, trong khi nếu đội FF thì bạn sẽ thấy rất bình thường, có thể chạy với vận tốc trên 100km/h mà vẫn cảm thấy người rất ổn định (không bàn đến loại xe mà bạn đang chạy).
Hầu hết mọi người đều cho rằng đội mũ này nóng và hầm, tuy nhiên đa số các mũ Full-Face (FF) hiện nay đều được thiết kế hệ thống lưu thông khí khá tốt nên không còn cảnh vừa đội mũ vừa đổ mồ hôi nữa (trừ khi bạn chạy xe quá chậm giữa trời nắng chang chang).
Giống như mũ ¾, mũ Full-Face cũng có nhược điểm là khó dùng chung với các loại tai nghe trừ khi bạn dùng các loại tai nghe được thiết kế riêng dành cho mũ bảo hiểm. Và trọng lượng của nó cũng nặng hơn so với mũ bảo hiểm nửa đầu và mũ ¾, chính vì vậy mà nó khá bất tiện khi đội trong thành phố vì kích thước to, nặng, cồng kềnh và kém thông thoáng.
Mũ bảo hiểm này thường gọi là mô đun hoặc lật (flip-up), đôi khi chúng còn được gọi với cái tên “bỏ mui” hoặc “lật mặt”. Mũ bảo hiểm mô đun giống loại full-face nhưng linh hoạt hơn nhiều, về cơ bản thì nó là loại mũ kết hợp giữa mũ Full Face và mũ ¾. Khi được lắp ghép đầy đủ và đóng lại, trông chúng rất giống loại mũ bảo hiểm full-face nếu có thêm thanh chắn cằm dùng để hấp thụ lực tác động lên mặt. Nó đặc biệt ở chỗ phần bảo vệ cằm có thể được kéo lên qua khỏi đầu, biến chiếc mũ này thành mũ 3/4 khá tiện lợi.
Nhờ thanh chắn cằm có thể xoay ngược lên trên (hoặc tháo rời) bằng một chiếc cần đặc biệt cho phép người sử dụng tiếp xúc với toàn bộ khuôn mặt. Vì thế, người lái vẫn có thể ăn, uống hoặc nói chuyện bình thường mà không cần phải nới dây buộc cằm và tháo mũ bảo hiểm.
Tuy nhiên, hình dáng uốn cong của thanh chắn cằm mở và tấm che mặt có thể tăng lực kéo không khí lúc đang lái do gió không chạy xung quanh giống như loại mũ ¾. So với loại hở mặt, thanh chắn cằm của mũ bảo hiểm mô đun nhô ra xa hơn hẳn vùng trán, từ đó dễ gây nguy cơ chấn thương cổ cho người lái khi gặp tai nạn.
Là loại mũ chuyên dùng trong các cuộc đua xe địa hình trên những chiếc xe cào cào (Motocross). Mũ bảo hiểm off-road về cơ bản giống loại mũ bảo hiểm full-face nhưng có vành lưỡi trai dài hơn nhiều dùng để che nắng; phần bảo vệ cằm cũng nhọn, dài hơn để chống đất đá bay vào mặt, miệng và làm giảm chấn thương vùng mặt khi va đập.
Mũ bảo hiểm cào cào (off-road) được thiết kế để di chuyển trong những vùng địa hình xấu nên đòi hỏi cấu tạo phải vững chắc và lớp xốp dày để an toàn hơn cho người đội.
Ban đầu, loại mũ này không gắn thanh chắn cằm. Người lái thường sử dụng mũ bảo hiểm gần giống loại hở mặt như hiện nay kèm theo mặt nạ để tránh bụi hay các mảnh vụn đất đá văng vào mũi và miệng. Sau đó, chúng được cải tiến dần để phù hợp hơn với mục đích sử dụng.
Khi kết hợp đúng cách với kính mắt, người lái sẽ có cảm giác được bảo vệ như loại mũ bảo hiểm full-face dùng trên đường phố.

Bài viết trên đây của công ty sản xuất mũ bảo hiểm CSC nhằm giúp các bạn có thể nhận biết được các chức năng cơ bản của mỗi loại mũ bảo hiểm, từ đó mỗi người có thể lựa chọn cho mình những chiếc mũ phù hợp trong từng mục đích sử dụng, giúp bạn luôn thoải mái và an toàn hơn trong mọi hoàn cảnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Share Emphasis